1, PTE là gì?

PTE (Pearson Test of English) là một chứng chỉ phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand hay Singapore. Ngoài ra, có rất nhiều trường đại học cũng chấp nhận chứng chỉ PTE để đi du học như Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý… Mặc dù chưa phổ biến ở Việt Nam, nhưng chứng chỉ PTE đã được nhiều quốc gia công nhận, và được sử dụng song song, hoặc thay thế chứng chỉ IELTS và TOEFL.  Dưới đây sẽ là các thông tin chung để thí sinh có thể hình dung rõ hơn nhiệm vụ cũng như bản chất của bài thi PTE.

2, Mục đích của chứng chỉ PTE

Đối với du học

  • 100% các trường đại học/ cao đẳng Úc và New Zealand công nhận.
  • 2/3 các trường đại học/ cao đẳng tại Mỹ và Canada, bao gồm cả những trường đại học hàng đầu như: Harvard, Stanford, Yale,…
  • 98% trường đại học/ cao đẳng tại Anh Quốc.
  • Hệ thống tuyển sinh của các trường Đại học và Cao đẳng Liên Hiệp Vương Quốc Anh (UCAS).
  • Hiệp hội TESOL Quốc tế.
  • Ban tuyển sinh các trường Đại học Phần Lan (UAF).

Đối với nhập cư

  • Được công nhận bởi bộ di trú Úc (DIAC)
  • Bộ Nhập cư và Bảo vệ Biên giới Úc (DIBP).
  • Dịch vụ quốc tịch và di dân của nước cộng hòa Ireland (INIS): PTE Academic được chấp nhận cho visa sinh viên xin thị thực dài hạn để học tập tại Ireland.
  • Cục Biên Giới Liên Hiệp Vương Quốc Anh: PTE Academic được công nhận hợp lệ cho visa sinh viên Thường Bậc 4 – Tier 4 General Student. PTE Academic cũng được công nhận hợp lệ cho visa dạng Tier 1 và Tier.

3, Giới thiệu về bài thi PTE

Lợi thế của TPE

Bài thi PTE được tiến hành hoàn toàn trên máy tính với 3 dạng bài thi tuỳ thuộc vào mục đích của thí sinh:

  • PTE Academic (PTE học thuật) viết tắt là PTE A.
  • PTE General (PTE tổng hợp).
  • PTE Young Learners (PTE dành cho trẻ em).

Trong đó,  PTE Academic phổ biến nhất và là “giấy thông hành ngoại ngữ” cho ai có mong muốn đi du học, làm việc hoặc định cư ở các nước sử dụng tiếng Anh. Đối với những bạn trẻ có kế hoạch du học và định cư tại những quốc gia nói tiếng Anh như như Mỹ, Canada, Úc, Singapore,… chứng chỉ PTE Academic là lựa chọn đáng cân nhắc. Tuy nhiên so với IELTS và TOEFL, PTE Academic ít phổ biến hơn, do đó bạn cần kiểm tra kỹ trước điểm đến học tập và làm việc có chấp nhận chứng chỉ tiếng Anh này không. 

Cấu trúc

20 dạng câu hỏi, chia thành 4 kĩ năng.

Writing & Speaking

(77-93 phút)

Listening

(45-57 phút)

Reading

(32-40 phút)

Cách đánh giá

Bài thi PTE được chấm điểm dựa vào Artificial Intelligence (trí tuệ nhân tạo), hay nói cách khác, kết quả bài thi rất khách quan, không phụ thuộc vào yếu tố con người.

Kết quả thi được chia thành 3 phần:

  • Overall score: Điểm tổng kết cuối cùng, thang điểm từ 10-90.
  • Communicative skills scores: Điểm của 4 kĩ năng writing, speaking, listening and reading, thang điểm từ 10-90
  • Enabling skills scores: Giúp thí sinh hiểu được điểm mạnh, yếu trong ngôn ngữ của mình, bao gồm 6 tiêu chí: Grammar, Oral Fluency, Pronunciation, Spelling, Vocabulary and Written Discourse với thang điểm từ 10-90

Dù có tới 20 dạng câu hỏi chia làm 4 kĩ năng chính (Writing, Speaking, Listening and Reading), bài thi của mỗi phần này lại là sự tổng hợp của các kĩ năng tiếng Anh khác nhau (Ví dụ: Bài thi Nói không chỉ phản ánh khả năng giao tiếp, mà còn đánh giá kỹ năng nghe của thí sinh). Vì vậy, điểm của mỗi dạng bài thi lại có thể phản ánh nhiều hơn 1 kĩ năng.

Các dạng của bài thi PTE

Bài thi được chia theo thứ tự: Writing and Speaking -> Reading -> Listening, bao gồm 20 dạng bài khác nhau và mỗi dạng bài lại có thể phản ánh nhiều hơn 1 kĩ năng.

Điểm quy đổi IELTS và TPE

IELTS Score PTE Academic Score
9.0

8.5

8.0

7.5

7.0

6.5

6.0

5.5

5.0

4.5

No data

86 – 90

83 – 85

79 – 82

73 – 78

65 – 72

58 – 64

50 – 57

42 – 49

36 – 41

29 – 35

10 – 28

So sánh các đặc điểm chính của 2 bài thi

PTE IELTS
Điểm số Điểm số của mỗi kĩ năng sẽ là sự cộng hưởng của nhiều dạng bài khác nhau, không chỉ nằm gói gọn trong phần bài thi của kĩ năng ấy (Ví dụ: Điểm Writing cuối cùng có thể được bổ sung từ cả bài thi Write from dictation của kĩ năng Listening, vì vậy thí sinh không cần quá giỏi viết essay mà vẫn có thể đạt điểm cao trong phần Writing). Điểm số của mỗi kĩ năng (Listening, Reading, Writing và Speaking) chỉ phản ánh đúng kĩ năng đó, không bị ảnh hưởng lẫn nhau. (Ví dụ: Điểm Listening của thí sinh có thể tuyệt đối ở mức 9.0, nhưng điểm Speaking lại chỉ đạt band điểm 6.0 là chuyện không hiếm).
Cách thức chấm điểm Điểm số được chấm hoàn toàn bởi trí tuệ nhân tạo, vì thế sẽ công bằng tuyệt đối.

Mỗi thí sinh đều được hệ thống cho sẵn 10 điểm cho mỗi kĩ năng

Điểm số phần thi Listening và Reading phản ánh chính xác năng lực của thí sinh qua thang điểm từ 0 – 9. Điểm số của phần Writing và Speaking lại có phần phụ thuộc vào giám khảo chấm, chính vì yếu tố con người mà điểm của 2 kĩ năng này đôi khi không được chính xác và công bằng 100% đối với thí sinh.
Thời gian thi 3 tiếng 3 tiếng
Thời gian đợi kết quả 1 – 5 ngày 3-5 ngày (đối với thi trên máy tính); 13 ngày (đối với thi trên giấy)

Khi so sánh bài thi giữa PTE và IELTS, phần thi nói của PTE sẽ không chú trọng về độ chính xác nội dung trong quá trình nói mà máy tính sẽ đánh giá trọng tâm về khả năng nói trôi chảy, lưu loát của bạn. Trong khi với IELTS, bạn cần phải có một nội dung hoàn chỉnh, nếu không bạn sẽ khó có được điểm cao. Do đó, xét một cách tổng quan thì PTE có vẻ dễ hơn.

4, Đăng ký thi PTE ở đâu và lệ phí là bao nhiêu?

Cách đăng ký thi PTE

Để tham dự kỳ thi PTE Academic, bạn cần trên 16 tuổi. Trường hợp 16 – 18 tuổi cần có giấy đồng ý của phụ huynh trước khi tham gia thi phải có sự đồng ý của phụ huynh bằng cách bố mẹ ký đơn xác nhận (tiếng Anh) của tổ chức PTE. Quá trình đăng ký thi PTE được thực hiện qua trang web của PTE trước 24 tiếng. Bạn lưu ý khi nhập thông tin đăng ký cần kiểm tra đầy đủ và chính xác, đảm bảo điền vào tất cả các ô để không bị lỗi trong quá trình đăng ký hồ sơ. 

Lệ phí thi PTE như sau:

  • Đăng ký trước ngày thi 48 tiếng: 180 USD
  • Đăng ký trước ngày thi từ 24 – 47 tiếng: 206.25 USD

Chứng chỉ tiếng anh PTE thường có giá trị trong vòng 2 năm. Riêng đối với mảng nhập cư và đánh giá kỹ năng nghề nghiệp tại Úc thì thời hạn sử dụng là 3 năm. Như vậy PTE có giá trị tương đương với IELTS…

 

5, Lời kết

Bài thi PTE (Pearson Test of English) tuy chưa được biết đến nhiều tại Việt Nam như những bài thi năng lực tiếng Anh khác (IELTS, TOEFL, TOIEC,…), nhưng lại được công nhận ở nhiều quốc gia lớn. Các thí sinh có nhu cầu du học hay định cư tại các quốc gia này nên tham khảo và thử sức với bài thi PTE bởi nó cũng mang lại nhiều lợi thế về điểm số so với những bài thi như IELTS (các kĩ năng hỗ trợ cho nhau và bài thi được chấm khách quan 100%), đồng thời tại Việt Nam, chi phí thi nhìn chung vẫn thấp hơn chi phí của một bài thi IELTS hay TOEFL.