Hồ sơ du học Thuỵ Sĩ
Mặc dù du học Thụy Sĩ những năm gần đây đã trở nên phổ biến và tỉ lệ đỗ Visa cao, nhưng quy trình chuẩn bị hồ sơ thì chưa bao giờ hết phức tạp. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, TPI sẽ cùng bạn điểm qua các bước chuẩn bị hồ sơ từ A-Z để sở hữu trong tay bộ profile cá nhân thật ấn tượng.
Tầm quan trọng của việc chuẩn bị hồ sơ du học Thụy Sĩ
Việc chuẩn bị hồ sơ du học Thụy Sĩ rất quan trọng vì không chỉ là cơ sở giúp bạn gây ấn tượng tốt với các trường đại học, mà còn đảm bảo bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tài chính và học thuật để xin Visa thành công. Đồng thời, như đã đề cập trong bài viết Điều kiện bắt buộc khi du học Thụy Sĩ thì hồ sơ là một trong số đó bởi vì:
- Đảm bảo đủ điều kiện cấp Visa: Một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác sẽ tăng cơ hội trúng tuyển, từ đó có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và một khoản chi phí đáng kể trong quá trình xét duyệt hồ sơ, tránh những rắc rối không cần thiết.
- Tạo ấn tượng với trường học: Hồ sơ đầy đủ và chính xác không chỉ thể hiện quyết tâm và năng lực học tập, mục tiêu nghề nghiệp của bạn mà còn là cơ sở để các trường học tại Thụy Sĩ xem xét, cân nhắc ứng viên. Vì vậy, hồ sơ tốt sẽ tăng khả năng được trường xét duyệt và cấp học bổng (nếu có).
- Tăng cơ hội nhận học bổng: Nhiều trường đại học ở Thụy Sĩ hoặc một số tổ chức tài trợ tại Việt Nam thường xuyên có các chương trình học bổng cho học sinh/sinh viên. Nếu sở hữu một bộ hồ sơ du học hoàn chỉnh, thể hiện rõ ràng mục tiêu học tập và thành tích nổi bật, bạn sẽ có cơ hội nhận được học bổng từ các tổ chức, trường học hoặc chính phủ.
Thời điểm phù hợp để chuẩn bị hồ sơ du học Thụy Sĩ
Thời điểm được xem là lý tưởng nhất để bạn chuẩn bị nghiên cứu về dự định du học Thụy Sĩ của mình rơi vào 12-18 tháng trước kỳ nhập học. Nhiều bạn có thể nghĩ như vậy và quá sớm. Nhưng hoàn toàn sai lầm vì có rất nhiều thứ phải chuẩn bị trước khi đi du học từ tài chính, học lực, ngoại ngữ đến lộ trình học,... Vì vậy, để tối ưu hóa khả năng được nhận vào các trường đại học theo nguyện vọng cũng như xét duyệt Visa, bạn có thể tham khảo lộ trình chi tiết dưới đây:
- 1-1.5 năm trước kỳ nhập học: Giai đoạn này bạn và gia đình có thể bắt đầu nghiên cứu các trường có chương trình học phù hợp với nhu cầu của bạn thân. Từ lộ trình học, yêu cầu học lực, ngoại ngữ cho đến chi phí,... Đồng thời cũng tiến hành ôn tập, thi các chứng chỉ bắt buộc, tham gia hoạt động ngoại khóa nếu cần,...
- 6-8 tháng trước hạn nộp hồ sơ: Bắt đầu nghiên cứu và viết bài luận cá nhân cũng như kế hoạch học tập, chuẩn bị thư giới thiệu để tăng độ uy tín cho hồ sơ và hoàn thiện các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính xuyên suốt quá trình du học Thụy Sĩ.
- 3-4 tháng trước hạn nộp: Đây là giai đoạn nước rút để các bạn du học sinh hoàn thiện các giấy tờ, các biểu mẫu, tài liệu và dịch thuật (nếu cần). Sau đó tiến hành nộp hồ sơ càng sớm càng tốt, theo dõi tiến độ và bổ sung, chỉnh sửa kịp thời.
Những sai lầm dễ mắc phải khi chuẩn bị hồ sơ du học Thụy Sĩ
Mặc dù là điều kiện then chốt mang tính quyết định đến việc đỗ Visa hay không nhưng ít nhiều trong số chúng ta cũng mắc phải rất nhiều sai lầm không đáng có. Điều này gây ảnh hướng đến kết quả xin Visa cũng như đăng ký du học tại Thụy sĩ của không ít bạn học sinh sinh viên:
- Chuẩn bị hồ sơ quá trễ và gấp rút: Nhiều bạn thường để đến gần hạn nộp mới bắt đầu chuẩn bị hồ sơ, dẫn đến thiếu thiếu sót thông tin, cái được cái mất, hồ sơ không đầy đủ nên bị loại ngay từ đầu.
- Chọn trường không phù hợp: Không ít bạn chọn trường chỉ dựa trên danh tiếng mà không xem xét khả năng tài chính và ngành học có phù hợp với năng lực hay không. Nếu bạn cũng đang phân vân thì có thể liên hệ ngay TPI qua hotline 0969903588 để được tư vấn nhé.
- Bỏ qua bài luận cá nhân: Không làm bài luận hoặc viết bài luận chung chung, không độc đáo, nổi bật và không thể hiện hết năng lực của bản thân cũng là một trong những lỗi phổ biến.
- Quá chủ quan trong việc chứng minh tài chính: Thụy Sĩ là một trong những quốc gia yêu cao về khả năng tài chính của các bạn du học sinh quốc tế vì mức sống và học phí ở đây thuộc top đầu trên thế giới. Do đó, việc không chuẩn bị đầy đủ hoặc không minh bạch tài chính có thể khiến đơn xin Visa bị từ chối.
- Không luyện thi chứng chỉ kịp thời: Mỗi trường học đều có mức yêu cầu khác nhau ngoại ngữ và nếu đó không là điểm mạnh của bạn thì đừng chần chừ mà ngồi vào bàn ôn thi chứng chỉ thật sớm để nếu có trượt còn có thời gian ôn thi lại.
- Chủ quan không đăng ký học bổng hoặc đăng ký không đúng hạn: Nếu bạn tự tin vào năng lực học tập của bạn thân thì đừng ngần ngại “săn học bổng” từ các tổ chức. Học bổng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều về cả tài chính lẫn tên tuổi để gây ấn tượng với các trường học cũng như Chính phủ Thụy Sĩ trong quá trình xin Visa.
Những yêu cầu cơ bản khi chuẩn bị hồ sơ du học Thụy Sĩ
Như đã đề cập, hồ sơ du học Thụy Sĩ là yếu tố tiên quyết quyết định việc bạn có được xét duyệt cấp Visa du học hay không. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản bạn cần chuẩn bị:
Giấy tờ cá nhân
- Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự định nhập cảnh.
- Lý lịch tư pháp mẫu số 02.
- Bản sao công chứng giấy khai sinh.
- 2 ảnh cỡ hộ chiếu kích thước 3.5x4.5 cm (Ảnh nền trắng, thấy rõ 2 tai, không đeo kính, trang phục lịch sự và thời gian chụp không quá 6 tháng).
- Giấy xác nhận nhập học từ trường đại học hoặc tổ chức giáo dục tại Thụy Sĩ, thể hiện bạn đã được chấp nhận vào chương trình học.
- Mẫu đơn xin visa dài hạn (Visa D) dành cho sinh viên du học, có thể tải từ website của Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Thụy Sĩ.
Giấy tờ về bằng cấp
- Học bạ và bảng điểm: Cung cấp học bạ của bậc học gần nhất và bảng điểm chính thức tùy thuộc vào yêu cầu của từng chương trình du học như Trung học, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ,...
- Bằng tốt nghiệp: Nếu bạn đã tốt nghiệp bậc học gần nhất sẽ cần cung cấp bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ liên quan.
Giấy tờ chứng minh tài chính
- Giấy chứng nhận quan hệ hợp pháp giữa người bảo trợ tài chính và du học sinh dưới 18 tuổi.
- Thư cam kết bảo trợ tài chính trong suốt thời gian học tập
- Bảng sao kê ngân hàng từ 3-6 tháng gần nhất với số dư đủ để trang trải chi phí học tập.
- Giấy tờ xác nhận thu nhập như hợp đồng lao động hoặc giấy tờ thuế,... của bố mẹ, người bảo lãnh hoặc chính du học sinh.
- Giấy chứng nhận tài sản như bất động sản, cổ phiếu hoặc tài sản khác.
*Lưu ý: Liên hệ ngay TPI để được tư vấn chi tiết về cách thức chuẩn bị hồ sơ chứng minh năng lực tài chính đúng tiêu chuẩn của chính phủ Thụy Sĩ.
Chứng chỉ ngoại ngữ
Bậc học |
Ngoại ngữ |
Bậc Trung học |
- IELTS: từ 5.0 trở lên - TOEFL: từ 50 trở lên - Ngôn ngữ địa phương (Đức, Pháp, Ý): A2-B1 theo Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR) |
Bậc Cao đẳng |
- IELTS: từ 5.5 trở lên - TOEFL iBT: từ 60 trở lên - Ngôn ngữ địa phương (Đức, Pháp, Ý): B1-B2 theo CEFR (tương đương với DELF B1/B2 cho tiếng Pháp hoặc Goethe-Zertifikat B1/B2 cho tiếng Đức) |
Bậc Đại học |
- IELTS: từ 6.0 - 6.5 trở lên - TOEFL iBT: từ 70-80 trở lên - Một số trường và ngành học yêu cầu điểm SAT hoặc ACT - Ngôn ngữ địa phương (Đức, Pháp, Ý): B2 trở lên theo CEFR (chẳng hạn, DELF B2 cho tiếng Pháp, Goethe-Zertifikat B2 cho tiếng Đức) |
Bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ |
- IELTS: từ 6.5 - 7.0 trở lên - TOEFL iBT: từ 90 trở lên - Các ngành như quản trị kinh doanh, tài chính có thể yêu cầu GMAT (điểm từ 600 trở lên) - Ngôn ngữ địa phương (Đức, Pháp, Ý): C1 theo CEFR là phổ biến (chẳng hạn, DELF C1 cho tiếng Pháp, Goethe-Zertifikat C1 cho tiếng Đức) |
Giấy khám sức khỏe
Phiếu khám sức khỏe, tức là kết quả khám sức khỏe, bao gồm kết quả tổng quát, các xét nghiệm máu, bệnh truyền nhiễm,... Và các đánh giá từ bác sĩ xác nhận về tình trạng sức khỏe đều cần được tổng hợp lại để cung cấp chi tiết, minh bạch trong hồ sơ du học Thụy Sĩ của bạn.
Thư giới thiệu
Sẽ là một điểm cộng cho hồ sơ du học Thụy Sĩ của bạn nếu có giáo viên, người quản lý hoặc cá nhân có chức trách trong các tổ chức viết thư giới thiệu cho bạn. Đặc biệt, thư giới thiệu từ người có chuyên môn cao trong ngành thì càng tăng độ uy tín để các trường học cũng như Chính phủ Thụy Sĩ xem xét khi xét duyệt Visa.
Bài luận cá nhân
Đừng quên chuẩn bị cho bản thân một bài luận cá nhân và kế hoạch học tập để giải thích lý do muốn học, mục tiêu và kế hoạch học tập, nghề nghiệp trong tương lai cũng như những năng lực nổi bật có thể giúp bạn học tập tốt tại Thụy Sĩ. Càng chi tiết, logic, sáng tạo và tâm huyết thì càng tăng sức thuyết phục.
Đơn xin Visa
Cuối cùng, để hoàn thiện hồ sơ du học Thụy Sĩ của mình, bạn cần điền đầy đủ thông tin vào đơn xin Visa theo Mẫu đơn “Application for a Swiss student visa” do Cơ quan đại diện ngoại giao Thụy Sĩ là Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán cấp. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang web của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam: https://www.eda.admin.ch/countries/vietnam hoặc liên hệ hotline 0969.903.588 của TPI để được nhận tư vấn miễn phí và hỗ trợ quy trình nộp đơn cũng như hồ sơ du học.
Kinh nghiệm tăng tỉ lệ đậu Visa khi chuẩn bị hồ sơ du học Thụy Sĩ
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà TPI tích lũy được trong quá trình đồng hành cùng học viên chinh phục giấc mơ du học Thụy Sĩ, bạn có thể tham khảo:
- Thừa còn hơn thiếu: Hồ sơ phải đầy đủ và chính xác, đảm bảo rằng tất cả các tài liệu cần thiết đều được chuẩn bị một cách chu đáo, hợp pháp. Không nên chủ quan bỏ bớt giấy tờ ra khỏi hồ sơ vì thấy thức tạp.
- Nắm rõ thông tin về trường và chương trình học: Tìm hiểu kỹ về trường học, chương trình học và ngành học vừa giúp bản thân chọn đúng đường đi đúng hướng mà cũng tăng khả năng trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
- Lên kế hoạch học tập rõ ràng: Một kế hoạch học tập rõ ràng bao gồm lý do chọn trường, chương trình học và cách mà việc du học sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai sẽ chứng minh bạn là một ứng viên tiềm năng.
- Luyện tập phỏng vấn: Đừng chủ quan, trước ngày phỏng vấn, hãy luyện tập trả lời các câu hỏi thường gặp. Tập trung vào việc giải thích rõ ràng về động cơ du học, lựa chọn trường và dự định trở về Việt Nam sau khi học xong.
- Trình bày tự tin và chuyên nghiệp: Thể hiện sự tự tin qua trang phục lịch sự và thái độ tích cực để tạo ấn tượng tốt với nhân viên phỏng vấn.
Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp bất cứ thắc mắc trong việc chuẩn bị hồ sơ du học Thụy Sĩ, đừng ngần ngại liên hệ qua hotline 0969.903.588 của TPI để được nhận hỗ trợ miễn phí nhé.
» Phone: 0969 903 588
» Địa chỉ: Số 09, khu nhà ở thấp tầng Bắc Việt, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
» Email: Info@tpi.edu.vn
» Website: https://tpi.edu.vn